Một góc nhìn Dụ ngôn Đứa con hoang đàng

Đứa con hoang đàng ăn tiêu phóng đãng, tranh của Gerard van Honthorst (1623)

Tuy câu chuyện thường được nhắc đến như là chuyện"Người con trai hoang đàng", tiêu đề này không được tìm thấy trong Tân Ước, nhìều nhà phê bình cho rằng câu chuyện nên được đặt tên"Người con đã mất", sẽ đồng bộ hơn khi được đặt vào chuỗi các dụ ngôn bao gồm Dụ ngôn Đồng bạc bị đánh mấtDụ ngôn Chiên lạc mất. Các câu chuyện này được ký thuật ngay trước đó trong Phúc âm Lu-ca chương 15. Cả ba câu chuyện kể đều thuộc chủ đề về sự quan tâm của Thiên Chúa dành cho tội nhân chịu hối cải hơn là cho người công chính không hề sa ngã. Một số người khác cho rằng cần đổi tên tiêu đề thành"Chuyện về hai người con", tập chú vào vai trò của người con cả nhằm đả kích tính ganh tị và đầu óc hẹp hòi.

Đây là một trong những dụ ngôn được biết đến nhiều nhất của Chúa Giê-su, chỉ được chép lại trong Phúc âm Lu-ca, làm nổi bật thông điệp thần học của phúc âm này: Tình yêu và ân điển của Thiên Chúa được ban cho vô điều kiện. Sự tha thứ dành cho người con không dựa trên công đức, vì từ đầu cho đến cuối câu chuyện, khó có thể tìm thấy bất cứ việc lành nào chàng trai đã làm. Chỉ cần hành động quay về trong hối cải là đủ cho tấm lòng bao dung của người cha vẫn hằng mong đợi con mình.

Đứa con hoang đàng là hình ảnh khá phổ biến trong các gia đình Cơ Đốc đương đại, khi những đứa con đến tuổi trưởng thành quyết liệt khước từ niềm tin truyền thống của gia đình, bất kể những nỗ lực của cha mẹ dìu dắt con cái họ từng bước lớn lên trong đức tin, cùng những lời cầu nguyện thấm đẫm tình yêu dành cho đứa con yêu dấu. Kiêu hãnh và mạnh mẽ, chàng trai tìm đến những vùng đất xa lạ, buông mình vào các cuộc phiêu lưu, và háo hức dò tìm các giá trị mới, cho đến khi ngã quỵ trước thất bại và tuyệt vọng. Khi ấy, đứa con hoang đàng mới nhận biết hơi ấm vòng tay ôm của người cha là quý biết bao![1]